Khối ngành Khoa học xã hội
Image default

Ngành Xã hội học | Khoa khoa học xã hội

1.GIỚI THIỆU NGÀNH 

Chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên sự tham khảo chương trình đào tạo Xã hội học của một số trường được xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu trên thế giới, hướng đến mục tiêu cung cấp cho sinh viên kiến thức liên ngành khoa học xã hội. Thông qua các bài tập tương tác, thuyết trình, viết tiểu luận, tham gia nghiên cứu khoa học và hội thảo khoa học,…

Sinh viên ngành xã hội học được truyền thụ những kiến thức và kỹ năng để biết cách giải quyết sáng tạo những vấn đề xã hội mới và đầy thử thách; phát triển kỹ năng tư duy phân tích và phản biện, và biết cách truyền đạt ý tưởng một cách hiệu quả cả bằng lời và bằng văn bản.

Xã hội học là một lĩnh vực khoa học khảo sát điều tra rộng lớn, nên sinh viên được trang bị kiến thức chuyên ngành xã hội học (xã hội học đô thị, xã hội học nông thôn, xã hội học lao động, xã hội học kinh tế, xã hội học văn hóa, xã hội học giáo dục, nghiên cứu giới, xã hội học gia đình,…) để bước vào một loạt các lĩnh vực nghề nghiệp, bao gồm những vị trí công việc tại các viện nghiên cứu, trường đại học, các công ty, cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, dịch vụ xã hội, và các cơ quan thực thi pháp luật,…

Kiến thức hệ cử nhân xã hội học cũng là một nền tảng cơ bản để người học tiếp cận chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ xã hội học.

ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN: Hiện nay Bộ môn Xã hội học có 07 giảng viên cơ hữu, trong đó có 01 giảng viên cơ hữu người nước ngoài. Ngoài ra, tham gia giảng dạy còn có một số giảng viên thỉnh giảng người Việt Nam và giảng viên người nước ngoài đến từ các trường Đại học: University of Queensland, St. Lucia Campus, Brisbane, Australia; RMIT University, Australia; Purdue University North Central Westville, IN, USA giảng dạy trực tiếp bằng tiếng Anh.

Đây là cơ hội để sinh viên được tiếp cận kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và rèn luyện kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh đáp ứng nhu cầu thị trường lao động cộng đồng kinh tế ASEAN và toàn cầu hóa.

2. CHUẨN ĐẦU RA 

Tốt nghiệp ngành Xã hội học, sinh viên đạt được các kiến thức và kỹ năng như sau:

– Kỹ năng tin học: Chứng chỉ tin học MOS quốc tế (750 điểm); Vận dụng thành thạo tin học ứng dụng trong công việc;

– Kỹ năng ngoại ngữ: TOEIC 500 hoặc IELTS 5.0 (các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế khác tương đương)

– Các kỹ năng mềm: Kỹ năng thuyết trình, quản lý thời gian, giao tiếp có hiệu quả, làm việc nhóm,…

– Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp: 

+ Tiến hành nghiên cứu và phân tích dữ liệu: Xã hội học bao gồm các phương pháp nghiên cứu xã hội (định tính và định lượng). Phương pháp nghiên cứu xã hội giúp cho sinh viên biết làm dữ liệu thống kê và biết “đọc” dữ liệu thống kê; Có khả năng đọc tài liệu để tổng hợp, phát hiện những vấn đề xã hội cần nghiên cứu;

Có khả năng tổ chức các cuộc khảo sát thực địa, thu thập thông tin bằng bẳng hỏi, kỹ thuật phỏng vấn, quan sát; Tư duy độc lập, tổng hợp, mô tả, phân tích vấn đề,… để viết báo cáo khoa học; Một sự mô tả, phân tích sâu hơn về vấn đề nhận thức, thái độ, hành vi trong các quan hệ xã hội nơi làm việc và thế giới xã hội nói chung. Đây là kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề KHẢO SÁT để sinh viên tham gia vào thị trường kinh tế ASEAN 

+ Giao tiếp Khéo léo: Trong quá trình học xã hội học chuyên ngành, sinh viên được học và thực hành rất nhiều kỹ năng đọc, viết, và thảo luận để biết cách truyền đạt ý tưởng có hiệu quả bằng văn bản, thuyết trình, giao tiếp nơi làm việc và trong đời sống thường ngày.

+ Tư duy phê phán: điều tra xã hội học liên quan đến việc học tập để nhìn xa hơn vẻ ngoài của các vấn đề, hiện tượng xã hội, để khám phá trật tự và cấu trúc xã hội, trả lời câu hỏi “tại sao” trật tự và cấu trúc xã hội lại như vậy và nó vận hành “như thế nào”. Chuyên ngành Xã hội học giúp sinh viên phát triển kỹ năng phân tích phê phán, học cách phát hiện và giải quyết vấn đề, xác định cơ hội.

+) Nhìn các hiện tượng/ vấn đề xã hội từ quan điểm toàn cầu: Các nhà xã hội học tìm hiểu  các nền văn hóa khác nhau, các nhóm và các xã hội khác nhau từ góc độ biến thể và phổ quát và qua chiều dài lịch sử.

+) Chuẩn bị cho những cấp bậc cao hơn sau đại học: Cử nhân xã hội học cung cấp một nền tảng tuyệt vời cho các nghiên cứu sau đại học trong một loạt các lĩnh vực bao gồm cả pháp luật, kinh doanh, công tác xã hội, y tế, y tế công cộng, hành chính công và xã hội học.

3. CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP

Dựa trên các cuộc điều tra quốc gia về vị trí công việc, sinh viên tốt nghiệp xã hội học gần đây đã nhận được công việc trong các lĩnh vực sau đây:

Kinh doanh: Chuyên gia tính toán, trợ lý hành chính, nhân viên quảng cáo, phân tích dữ liệu, quản lý nhập dữ liệu, quản lý nguồn nhân lực, đại lý bảo hiểm, nhà báo, nhân viên quan hệ lao động, chuyên gia phân tích thị trường, quảng cáo và xúc tiến thị trường, quản lý dự án, nhân viên quan hệ công chúng, nhân viên xuất bản, quản lý chất lượng kiểm soát, đại lý bất động sản, quản lý bán hàng, đại diện bán hàng

Chính phủ: Ở tất cả các cấp hành chính, từ địa phương đến trung ương (với vị trí như các chuyên gia, chuyên viên, cố vấn, hoặc các nhà phân tích, vv với các kỹ năng công việc cụ thể: viết đề xuất các dự án phát triển, thiết kế mẫu khảo sát, thu thập, phân tích và viết báo cáo những dữ liệu đã thu thập trên thực địa.

Viết các báo cáo lên cơ quan chính phủ: hoạch định chính sách,…. Hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật trong các cuộc khảo sát điều tra về dân số, phân tích và khảo sát dữ liệu về dân số, mức sống, kinh tế – xã hội,… cấp quốc gia), 

Khu vực thứ ba gồm các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội và trung tâm (trong các vị trí điều phối viên dự án, các chuyên gia, vv); Trung tâm nghiên cứu dư luận xã hội (trong các vị trí chuyên gia, nghiên cứu thực địa, điều phối viên và chuyên gia phân tích trong các dự án nghiên cứu, vv); 

Truyền thông và xuất bản là nhà báo, người viết bài hoặc phụ trách các chuyên mục, và biên tập viên, vv.

Nghiên cứu & giảng dạy: nghiên cứu viên trong các viện/trug tâm nghiên cứu; Giảng viên trong các trường đại học, cao đẳng 

4. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nghiên cứu khoa học là thế mạnh của Bộ môn Xã hội học, được thể hiện qua một số đề tài đã được thực hiện trong thời gian gần đây nhất.

4.1. Nghiên cứu khoa học giảng viên 

1. Social Integration of Vietnamese Residing Abroad (Case of Vietnamese American in Philadelphia. PA. US). TS. Lê Thị Mai làm chủ nhiệm, được tài trợ bởi The Center for Vietnamese Philosophy, Culture and Society. College of Liberal Arts. Temple University. PA. US. 2013 – 2014. 

2. Xung đột vai trò của nữ doanh nhân trong bối cảnh kinh tế – xã hội ở thành phố HCM. Sở KHCN Tp. Hồ Chí Minh. 2008-2010. TS. Lê Thị Mai làm chủ nhiệm đề tài. Kết quả nghiệm thu: Khá (75,42/100). Kết quả nghiên cứu được viết thành bài trình bày tại Hội thảo quốc tế “New Directions in Multidisciplinary Research & Practice” (NDMRP May 12-13, 2015), tổ chức ở Istanbul Turkey. 

3. Giải pháp xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn chuyên trách thành nguồn lãnh đạo Đảng và quản lý Nhà nước. Mã số của đề tài: XH/TLĐ.2015.07. Đề tài cấp Tổng LĐLĐ Việt Nam quản lý. TS. Lê Thị Mai làm chủ nhiệm; Nghiệm thu năm 2015.

4.2. Nghiên cứu khoa học sinh viên

– 01 Giải nhất UREKA 2016 cấp thành phố năm 2016

– 01 Giải khuyến khích cấp thành phố năm 2014

– 01 Giải ba cấp bộ năm 2011

– 01 Giải khuyến khích cấp bộ năm 2011    

 – 01 Giải nhì cấp bộ năm 2010

Và nhiều giải nhất, nhì, ba cấp trường qua các năm 

4.3. Hội thảo quốc tế

Năm 2016, Hội thảo quốc tế “Giáo dục và hội nhập xã hội” – ICESI-2016 đã được tổ chức tại Đại học Tôn Đức Thắng – Temple University, PA, USA đồng tổ chức. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực giáo dục và xã hội học ở trong và ngoài nước (Australia, Mỹ, Bồ Đào Nha, Đài Loan, Anh, Philippine,..)

4.4. Một số hoạt động giải trí giảng dạy của chuyên viên :

Prof.John

Prof. JohnProf. John Hutnyk dạy “Xã hội học văn hóa đại chúng” cho sinh viên năm 3 ngành xã hội họcProf. Kim

Prof. KimAssoc Prof. Kim Scipes với sinh viên xã hội học năm 3 chụp ảnh kỷ niệm kết thúc môn học “Qualitative Inquiry” 

5. SÁCH VÀ BÀI VIẾT ĐĂNG TẠP CHÍ

Sách

1. Lê Thị Mai: Xã hội học kinh tế (Tái bản có bổ sung). Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2009). NXB Khoa học xã hội.(2008, 2013)

2. Lê Thị Mai, Vũ Đạt: Xã hội học lao động. NXB KHXH. 2009.

Tạp chí

1.    Mai Le Thi (2018). Social Capital, Migration, and Social Integration. Global Journal of Business and Social Science Review. Journal homepage: www.gatrenterprise.com/GATRJournals/index.html. Global J. Bus. Soc. Sci. Review 6 (1) 01 – 08 (2018).

2.    Mai Le Thi and Ha Do Xuan (2017). Attitudes and Behaviours toward Healthy Eating and Food Safety in Ho Chi Minh City, Vietnam. Pertanika J. Soc. Sci. & Hum. 25 (S): 53 – 64 (2017). ISSN: 0128-7702 (ranked ISI&Scopus) © Universiti Putra Malaysia Press. Journal homepage: http://www.pertanika.upm.edu.my/

3.    Le Thi Mai, Bui Loan Thuy and Do Xuan Ha (2017). Social Integration of Vietnamese Women Married to Foreigners (Case Study in Penghu Islands and Taipei, Taiwan). Journal of Management and Marketing Review (JMMR). J. Mgt. Mkt. Review 2 (1) 59 – 74 (2017). http://ssrn.com/abstract=3005230.   

4.    Le Thi Mai, Nguyen Thi Diem (2016). “Vietnamese Diaspora: Host Social Integration and Cultural Identity”. Journal of Social Science for Policy Implications. Vol. 3 No. 2. ISSN 2334-2900 (Print) 2334-2919 (Online) | January 20, 2016. DOI: 10.15640/jsspi |Editor-in- Chief: Dr. Vance Cortez-Rucker, Lamar University, USA. | editor@aripd.org | www.jsspi.com. 

5.    Le Thi Mai, Bui Loan Thuy (2015). Work-Family Role Conflict: A Survey of  Woman Entrepreneurs In HOCHIMINH City.  International Journal of Humanities, Arts and Social Sciences, 1(1), 36-47. DOI: https://dx.doi.org/10.20469/ijhss.20006 

6.    Le Thi Mai (2014). Social Integration of Vietnamese People Residing Abroad. International Conference Proceedings. ISBN: 978-969-9948-01-5. P. 534-577. 2014. http://www.globalilluminators.org/wp-content/uploads/2014/09/409.pdf.

6. GƯƠNG MẶT CỰU SINH VIÊN THÀNH ĐẠT:

1. Lê Văn Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

2. Trần Chí Công, Trưởng phòng Thời sự, Công ty Truyền hình Mobi-TV Production.

3. Lê Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Hội đồng nhân dân phường 10, quận 8; Đại biểu HĐND Quận 8 khóa X, nhiệm kỳ 2016 – 2021 

4. Lê Doãn Luyến, Đảng Ủy viên, Phó chủ tịch UBND phường Bình Trị Đông B (kiêm bí thư Chi bộ doanh nghiệp phường)

Le Doan Luyen

5. Thái Thị Hoài Sơn – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ thanh niên công nhân – THÀNH ĐOÀN TP.HỒ CHÍ MINH

Thai Thi Hoai Son

Xem thêm: Luật tài chính ngân hàng ra làm gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Nguồn: ssh.tdtu.

Tin liên quan

Chương trình đào tạo Quan hệ công chúng HUTECH

khoikhxh

Học phí Trường Đại học Y Dược tăng cao, có trường tăng gấp đôi

khoikhxh

“Tất tần tật” về ngành Văn học bạn nên biết

khoikhxh

Leave a Comment